Chiến tranh Trung-Việt sẽ xảy ra như thế nào? (Việt Hoàng)

“…Nguy cơ mất nước, mất chủ quyền đã cận kề cho dù chính quyền Việt Nam chấp nhận thần phục Trung Quốc đến hết mức. Cuộc chiến Việt-Trung xảy ra và kết thúc sẽ rất sớm vì Việt Nam nhanh chóng thất bại và đầu hàng…”
Việc Trung Quốc đem giàn khoan khổng lồ HD-981 đặt vào sâu trong lãnh hải Việt Nam và sau đó là các cuộc biểu tình bạo động xảy ra tại Bình Dương, Đồng Nai và Hà Tĩnh là những dấu hiệu đầu tiên khơi mào cho cuộc chiến tranh Trung - Việt? Điều đó cần một thời gian nữa là chúng ta sẽ thấy rõ nhưng hậu quả của những việc này là rất đáng lo ngại vì nó nằm trong một kịch bản lớn của Trung Quốc. Điều lo ngại hơn nữa là mọi sự đã xảy ra đúng như dàn dựng của Trung Quốc.

Việc đem giàn khoan HD-981 vào vùng biển của Việt Nam rõ ràng là không nhằm mục đích tìm dầu khí mà nhằm mục đích lớn hơn đó là khẳng định chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông, đây là một chiến lược lâu dài và nhất quán của chính quyền Trung Quốc. Âm mưu này của Trung Quốc thì “ai cũng hiểu, chỉ một (nhúm) người không hiểu”, hoặc tỏ ra không muốn hiểu, không muốn tin đó là lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam. Ông Thứ trưởng quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh đã từng tuyên bố rằng không bao giờ có chuyện Trung Quốc lấy đất, lấy đảo của Việt Nam.

Chúc mừng nhân dân Ukraina đã chọn được tân Tổng thống (Việt Hoàng)

“…Một trong những ứng cử viên hàng đầu là bà Yulia Timoshenko, cựu thủ tướng dưới thời Yushenko, một người đàn bà tài năng và hùng biện đã thất bại nặng nề. Lý do: bà ta nói quá nhiều, hứa quá nhiều nhưng không làm được gì nhiều ngay cả khi bà ta đang làm thủ tướng…”
porochenko01
ông Petro Poroshenko đã đắc cử tổng thống Ukraina
Vượt ra ngoài mọi sự mong đợi, ông Petro Poroshenko đã đắc cử tổng thống Ukraina ngay từ vòng một với khoảng 56% phiếu bầu.
Cuộc bầu cử tổng thống Ukraina lần thứ 5 này được dư luận quan tâm đặc biệt vì Ukraina vừa trải qua một cuộc cách mạng đường phố đẫm máu, di chứng của nó vẫn đang còn hiện hữu tại Miền Đông Ukraina, nơi phe ly khai (mà thực chất là binh lính đặc nhiệm của Nga) vẫn đang hoành hành. Sáng ngày 26/5/2014, tức là một ngày sau bầu cử phe ly khai đã tấn công và chiếm giữ sân bay quốc tế Donesk. Quân đội chính phủ đã nhanh chóng đáp trả và thương vong vẫn chưa được công bố.

Họ đang đưa đất nước vào ngõ cụt và đêm đen (Nguyễn Gia Kiểng)

Từ gần ba năm qua nhiều người đã hy vọng rằng đất nước đang chuyển động để ra khỏi thế lệ thuộc Trung Quốc đồng thời tăng cường quan hệ và tiến dần đến thế hợp tác chiến lược với Hoa Kỳ và các nước dân chủ. Hy vọng này đang tan biến nhanh chóng từ vài tháng qua.
Nó phát sinh từ niềm tin là quan hệ Việt Trung không thể tiếp tục như trước. Từ năm 2007 Trung Quốc đã tích lũy những lộng hành trên Biển Đông. Bắn giết hay bắt và xử phạt ngư dân Việt Nam trước sự bất lực của chính quyền cộng sản Việt Nam; lập huyện Tam Sa bao gồm các đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã đánh chiếm của Việt Nam; đơn phương tuyên bố "quyền lợi cốt lõi" (nghĩa là quyền lợi phải bảo vệ bằng chiến tranh nếu cần) trên một vùng lưỡi bò chiếm gần hết Biển Đông; ngang ngược cát dây cáp của tàu nghiên cứu địa chấn Việt Nam ngay trong hải phận Việt Nam v.v.

10/05/20145 : Căng thẳng trên Biển Đông kỳ 2 (Nguyễn Văn Huy tổng hợp)


Giàn khoan Hải Dương HD-981
Báo chí tại Việt Nam cho biết ngày hôm qua 09/05/2014, Trung Quốc tiếp tục đưa nhiều tàu, trong đó có các tàu quân sự, và hàng chục tốp máy bay hoạt động tại khu vực đặt trái phép giàn khoan HD-981 trong vùng biển của Việt Nam.
Trang thông tin VnExpress dẫn lời Thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm, Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam khẳng định với Thông tấn xã Việt Nam : "Tình hình khu vực Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD-981 trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam vẫn diễn biến phức tạp".
Tướng Nguyễn Quang Đạm cho biết, chiều ngày 09/05, Trung Quốc đã sử dụng 79 tàu, trong đó có 3 tàu quân sự có trang bị tên lửa,vào bảo vệ khu vực có giàn khoan HD-981. Cùng lúc đó, Trung Quốc còn điều hàng chục tốp máy bay hoạt động trong khu vực nói trên. Nghiêm trọng hơn, theo vị Tư lệnh Cảnh sát biển, "các tàu Trung Quốc rất hung hăng, ngang ngược và chủ động va chạm với các tàu Việt Nam ra làm nhiệm vụ thực thi pháp luật trong khu vực".

Biểu tình bất bạo động (Dương Thành Tân)

“…Khi lực lượng biểu tình có số đông tuyệt đối so lực lượng trấn áp. Tỷ lệ 1/5 trở lên thì không có lực lượng trấn áp nào dám đương đầu với dân chúng. Dù muốn hay không, đám đông sẽ dùng sức mạnh để tự vệ trong tình huống đó. Lực lượng trấn áp sẽ rơi ngay vào thế thụ động, lo chống đỡ và tháo chạy chứ nói gì đến tấn công.…”
Tác giả của bài viết này đã từng là quân nhân của khối NATO. Và đã có mặt trong lực lượng chống lại những cuộc biểu tình của dân chúng đòi hủy bỏ vũ khí nguyên tử, tranh chấp chủng tộc, đòi giảm ngân sách , chống khủng bố...
Muốn đánh bại được kẻ thù thì phải hiểu kẻ thù. Muốn chống biểu tình hiệu quả thì cũng phải học luôn cách thức tổ chức biểu tình và tâm lý của đám đông. Nên người lính chuyên nghiệp nào cũng được huấn luyện cặn kẻ về cách thức chống biểu tình lẫn cách thức …tổ chức biểu tình.
Hầu hết những cuộc biểu tình mà tôi tham gia đều xảy ra rất êm thắm, thậm chí có thể nói là … vui vẻ. Đến mức bên biểu tình và lực lượng trấn áp chào hỏi, mời thuốc lá, chia bánh trái, cung cấp nước uống cho nhau. Lắm chàng lính dễ thương còn được mấy cô nàng trao đổi số điện thoại để hẹn hò.

Những đức tính cần có của lãnh tụ Việt Nam trong tương lai (Dương Thành Tân)

“…Lãnh tụ chống cộng sản là ai? Xin trả lời là quần thể những người đã và đang đấu tranh. Đang sống ở hải ngoại, vô gia cư, đang chăn vịt, ngồi trong tù, bị quản thúc, đánh đập, theo dõi... Lãnh tụ không là một người, mà là nhiều nhân vật khác nhau…”
xahoidansu14
Với thương hiệu Hồ Chí Minh, đảng cộng sản đã thêu dệt huyền thoại của lãnh tụ tài đức song toàn. Nhưng công tâm xem xét, ngay trong tự truyện viết ra để tâng bốc mình, huyền thoại của vị cha già dân tộc, hy sinh vì nước vì dân chẳng có gì phi thường, vượt bực.
Nỗi gian nan của ông Hồ tìm đường cứu nước thì người vượt biên nào cũng đã trãi qua. Thường thì nguy hiểm hơn gấp nhiều lần.
Chuyện ăn cơm độn ngô ở hang Pắc Bó thì người dân nào cũng nếm phải trong thời bao cấp. Nhiều khi chỉ muốn ăn ngô, khoai, bo bo thôi mà cũng chẳng được.
Đảng cộng sản lấy nhà sàn của ông Hồ làm biểu tượng cho sự giản dị, tiết kiệm. Nhưng đố ai tìm được một khung cảnh phong thủy hữu tình hơn chốn này ngay giữa lòng Hà Nội. Ngược lại, nó chứng minh rằng Hồ Chí Minh là một người rất sành hưởng thụ !!!!

Cây súng và máy thu hình, sức mạnh của dân chủ (Dương Thành Tân)

“…Nhiều người Việt đang đấu tranh chỉ muốn lật đổ cộng sản thôi chứ không muốn gì thêm. Đối với họ vậy là đủ rồi. Những diễn biến đang xảy ở Ai Cập, Tunisia và Ukraina đang chứng minh mục tiêu này chưa đủ. Xin những ai đã đấu tranh chính trị, xin trình bày luôn cách thức giải quyềt khi nêu ra khuyết điểm của đảng cs…”

camera01
Máy thu hình, sức mạnh của dân chủ
Khi các chế độ cộng sản tại các nước Đông Âu gần sụp đổ, ngoài nền kinh tế đi xuống không lối thoát, còn có thêm hai hiện tượng cùng diễn ra là nạn tham nhũng và nạn kiêu binh, y như tình trạng Việt Nam hiện nay.
Một trong những lý do của tham nhũng là chính phủ không trả lương đến mức đầy đủ cho những đảng viên để làm người lương thiện. Những chế độ độc tài cố tình làm như thế. Việt Nam cũng vậy, ngay cả những lúc kinh tế đi lên. Lương công chức cũng chỉ được ba cọc ba đồng. Cộng sản trói buộc lòng trung thành của đảng viên với những lỗ hỗng của pháp luật. Tạo điều kiện cho những người này quơ quào kiếm chác. Bị dân chúng và báo chí bắt quả tang thì sẽ chỉ bị phạt sơ xài, đền bù thiệt hại.

Tổng kết năm 2013 : phe lề dân thắng thế, phe lề phải ngọng nghịu! (Dương Thành Tân)

“…Chu Vũ Vương đến tìm ông Lã Thái Công mà bàn mưu phạt Trụ. Thái Công bàn : Tiểu nhân đầy đường thì nhân mạng rẻ rúng, người hiền trốn chạy thì cương kỷ bắt đầu vỡ, dân oán mà không dám oán dám than, là chính trị hà khắc đã quá mức, ta đem binh mà đánh tất sẽ thắng lớn…”Dù có cho tiền, chính quyền cộng sản cũng không dám thừa nhận những thất bại trong việc dập tắt việc đòi hỏi dân chủ. Những ngày tháng trong năm vừa qua, phong trào đấu tranh dân chủ đã đạt những thành công vượt bực. Tuy nhiên, phe đấu tranh lề dân vẫn chưa ý thức hết thành quả của họ.
Rõ ràng nhất là thành tựu của nền báo chí lề dân. Báo chí lề dân là một hiện tượng phi thường của ba thành phần: người viết, người đăng tải và đọc giả. Phi thường vì không có chỉ huy, không có tập trung và không có ngân sách. Người viết muốn viết gì thì viết. Người đăng muốn đăng gì thì đăng. Độc giả muốn đọc gì thì đọc. Hoàn toàn tự do viết, đăng, đọc để rồi cuối cùng chọc thủng được sự bưng bít thông tin của cộng sản. Sớm hay muộn, tự do trong đầu óc cũng sẽ kéo theo tự do thật sự trong cuộc sống.

Cảnh giác trong một tình thế phức tạp (Nguyễn Gia Kiểng)

“…Bắc Kinh chịu những tổn phí rất lớn để điều động một tàugiàn khoan và hàng trăm tàu chiến đến vùng biển Việt Nam với kết quả là đẩy một chư hầu rất ngoan ngoãn, đồng thời cũng là đồng minh quan trọng nhất, vào thế bắt buộc phải chống lại và khiến cả thế giới lên án với những hậu quả về thương mại và hợp tác có thể rất tại hại. Để làm gì?...”
Cô em họ tôi hỏi: "Thứ sáu này phe trung gian biểu tình, thứ bảy phe chống cộng biểu tình, Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên ở nhà ngủ hả?" Cô em tôi muốn nói tới những cuộc biểu tình sẽ được tổ chức hôm nay và ngày mai tại Paris. Có những câu hỏi tự chúng đã biểu thị lập trường. Cô ấy sẽ đi biểu tình và phiền trách chúng tôi không tham gia.
Chúng tôi không tham gia các cuộc biểu tình này vì không biết những người tổ chức và không biết chúng sẽ diễn ra như thế nào. Điều gần như chắc chắn là cuộc biểu tình của phe chống cộng sẽ nhiều cờ vàng ba sọc đỏ. Điều có thể có là cuộc biểu tình của "phe trung gian" – nghĩa là những hội đoàn do sứ quán Việt Nam tại Pháp thành lập hoặc nhìn nhận- sẽ có những cờ đỏ sao vàng và những khẩu hiệu và biểu ngữ ủng hộ chế độ cộng sản. Trong cả hai cuộc biểu tình này chống Trung Quốc xâm lấn không phải là tất cả, người ta còn muốn bày tỏ một lập trường phe phái không nên có vào một lúc mà chúng ta cần đoàn kết mọi người Việt Nam trước một thách đố đặt ra cho cả dân tộc. Một cá nhân có thể tham gia những cuộc biểu tình ngay cả nếu không biết ai tổ chức và diễn tiến sẽ như thế nào, nhưng một tổ chức chính trị thì chắc chắn là không.

Vài điều cần được nói rõ (Nguyễn Gia Kiểng)

“…Những cuộc chiến tranh chống xâm lăng cũng chỉ có mục đích thay thế một chế độ nô lệ ngoại bang bằng một chế độ nô lệ bản xứ. Chúng ta chưa bao giờ là một dân tộc tự do. Ngày nay chúng ta đang đứng trước hy vọng bước vào giai đoạn thứ hai của lịch sử, giai đoạn của một nước Việt Nam dân chủ và của những con người Việt Nam tự do…

Nhân kỷ niệm 39 năm ngày 30 tháng 4
Thảm kịch của Việt Nam  có một tên gọi và một nguyên nhân. Tên gọi đó là chế độ cộng sản, nguyên nhân đó là vì Đảng Cộng sản Việt Nam đã thắng. Ngày nay không còn một người Việt Nam lương thiện nào có thể chối cãi rằng nếu không có ĐCSVN thì ngày nay đất nước đã khá hơn nhiều rồi. Không mất Bản Giốc, Nam Quan, Trường Sa, Hoàng Sa và cũng không làm hơn năm triệu người thiệt mạng. Đảng cộng sản là một tai họa.
Một lần nữa, lần thứ 39, chúng ta kỷ niệm ngày 30/4/1975, ngày đất nước chấm dứt nội chiến và thống nhất.
Rất nhiều điều đã được nói và viết ra về cuộc chiến này, tuy vậy người ta sẽ không bao giờ nói hết được những điều cần nói. Cuộc chiến này quá phức tạp. Nó là cuộc chiến tranh lớn nhất và gây nhiều đổ vỡ nhất trong lịch sử nước ta. Người ta sẽ còn phải nói nhiều về nó. Bài này chỉ có tham vọng nói lên một vài điều mà theo nhận định chủ quan của tác giả đáng được lưu ý nhất vào thời điểm này.

Giới thiệu Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Giới thiệu Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên


Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên ra đời cuối năm 1982, do sự gặp gỡ của một nhóm trí thức cùng thao thức với đất nước và cùng chia sẻ một nhận định là phải thay đổi hẳn quan niệm hoạt động chính trị. Cuộc đấu tranh mới không thể là sự tiếp nối cuộc xung đột trước 1975 mà phải nhắm mục đích duy nhất là dân chủ hóa đất nước và, do đó, đòi hỏi một dự án chính trị mới, một thái độ mới, một cách suy nghĩ mới và những phương thức đấu tranh mới.

Quy ước sinh hoạt THDCĐN

QUY ƯỚC SINH HOẠT
TẬP HỢP DÂN CHỦ ĐA NGUYÊN
RALLY FOR DEMOCRACY AND PLURALISM 
RASSEMBLEMENT POUR LA DEMOCRATIE PLURALISTE (RDP)


Lời đầu 

Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên, sau đây có thể viết tắt là Tập Hợp, là tập hợp của những con người tự do cùng theo đuổi một lý tưởng chung là xây dựng một nước Việt Nam dân chủ, đa nguyên, bao dung và tiến bộ, một nước Việt Nam mà những con người hôm nay có thể chấp nhận và những thế hệ mai sau có thể tự hào. 

Tập Hợp tôn trọng nhân cách và quyền tự do suy nghĩ và phát biểu của các thành viên. Gia nhập Tập Hợp không giới hạn quyền phát biểu mà còn cho phép các thành viên có thêm tự tin để phát biểu mạnh dạn hơn ý kiến của mình. Tập Hợp không chấp nhận kiểm duyệt ý kiến. Trong Tập Hợp không có những ý kiến cấm nêu ra và cũng không có những đề tài cấm bàn đến. Không một thành viên nào có thể bị khiển trách vì những ý kiến của mình và cũng không một thành viên nào có thể bị ngăn trở phát biểu ý kiến của mình. 

Dự án chính trị - I. Nhiệm vụ lịch sử

Cương Lĩnh

Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên
Thành Công Thế Kỷ 21
Dự Án Chính Trị Dân Chủ Đa Nguyên 2001

Mục lục:

I. Nhiệm vụ lịch sử

II. Bối cảnh quốc tế và Việt Nam 

III. Đồng thuận nền tảng cho một cố gắng quốc gia mới 

IV. Những định hướng lớn 

V. Chế độ chính trị cho một nước Việt Nam dân chủ đa nguyên 

VI. Chấm dứt độc tài và thiết lập dân chủ đa nguyên 

VII. Chuyển tiếp thành công về dân chủ 

VIII. Vì đất nước hôm nay và ngày mai: chung một giấc mơ Việt Nam

Tóm lược Thành Công Thế Kỷ 21

Dự án chính trị - II. Bối cảnh quốc tế và Việt Nam

Dự án chính trị - II. Bối cảnh quốc tế và Việt Nam

II. Bối cảnh quốc tế và Việt Nam

Chúng ta đang đứng trước một thế giới đầy hy vọng và thử thách. Các chế độ độc tài đang theo nhau sụp đổ. Làn sóng dân chủ đang trỗi dậy mạnh mẽ trên khắp thế giới. Số lượng các nước dân chủ tiếp tục gia tăng nhanh chóng. Các dân tộc vừa được giải tỏa khỏi ám ảnh thế chiến vừa được một cơ hội vô cùng thuận lợi để loại bỏ những tập đoàn chuyên chính và tổ chức lại xã hội của mình một cách hợp lý hơn. Nhưng mặt khác họ cũng bị đặt trước một thế giới tranh đua gay gắt hơn, với các thông số đã đổi mới. 

1. Những nét đậm của thế giới hôm nay 

1.1. Sự ra đời của một kỷ nguyên mới 
Thế giới đang trải qua một cuộc chuyển hóa trọng đại. 
Các tiến bộ khoa học kỹ thuật dồn dập tới hằng ngày làm thay đổi hẳn bản chất của hoạt động kinh tế và những trao đổi giữa các quốc gia, đẩy các quốc gia vào một cuộc cạnh tranh dữ dội. Vận tốc thay đổi quá mau trong khi chưa ai biết chắc kết quả sẽ như thế nào. Một trật tự mới chưa hình thành trong khi nhiều dấu hiệu đáng ngại đã xuất hiện. Sự tranh đua tìm kiếm hiệu năng tối đa, phẩm chất cao nhất và giá thành thấp nhất không những buộc mọi xí nghiệp xét lại phương thức sản xuất và quản trị mà còn buộc nhiều quốc gia xét lại mô hình xã hội của mình.

Dự án chính trị - III. Đồng thuận nền tảng

Dự án chính trị - III. Đồng thuận nền tảng

III. Đồng thuận nền tảng cho một cố gắng quốc gia mới

Thời đại của các chủ nghĩa và ý thức hệ đã chấm dứt. Từ nay không còn những chân lý không thể đặt lại. Tuy vậy, một tập hợp chính trị trong mỗi giai đoạn vẫn cần đồng thuận trên một số nhận định nền tảng.

Giữa những thay đổi dồn dập đòi hỏi những chính sách và biện pháp đa dạng và phức tạp để thích nghi với tình thế, mọi người cần nắm vững những chọn lựa nền tảng, nghĩa là những gì không thay đổi và giải thích cái tại sao của các biện pháp và chính sách. Đó là điều kiện để đất nước không mất phương hướng và để người dân có thể hiểu và đóng góp một cách có ý thức vào sinh hoạt quốc gia. Chúng ta là một dân tộc đông đảo và phải đương đầu với rất nhiều vấn đề trầm trọng và gai góc, công việc của chúng ta chắc chắn là rất phức tạp. Chính sự phức tạp đó đòi hỏi các tổ chức chính trị phải minh định những chọn lựa có tính chủ thuyết, chủ thuyết được hiểu theo nghĩa không phải là chủ nghĩa hay ý thức hệ, cũng không phải là những học thuyết với cấu trúc lý luận phức tạp, mà là những ý kiến đơn giản được coi là đúng và được lấy làm căn bản cho các chính sách và biện pháp trong một giai đoạn khá dài. 

Dự án chính trị - IV. Những định hướng lớn

Dự án chính trị - IV. Những định hướng lớn

IV. Những định hướng lớn

Bước vào thế kỷ 21, chúng ta phải làm lại đất nước. Chúng ta phải đổi mới hoàn toàn hệ thống chính trị, kinh tế, xã hội, quan hệ giữa nhà nước và người dân, quan hệ giữa nước ta và thế giới ; chúng ta phải xét lại vai trò của xã hội dân sự, chọn lựa những giải pháp dài hạn cho các vấn đề công bằng xã hội và giới hạn dân số. 

Chúng ta sẽ làm lại đất nước trên những định hướng lớn sau đây : 
1. Xây dựng đất nước trên những giá trị thay vì một chủ nghĩa
Một xã hội tiến bộ phải được xây dựng trên nền tảng của những giá trị tiến bộ. 
Các nước phương Tây sở dĩ phát triển mạnh mẽ và vượt hơn hẳn phần còn lại của thế giới là vì xã hội của họ đặt nền tảng trên những giá trị cơ bản đúng. Những giá trị đó là hòa bình, tự do, dân chủ, bình đẳng, nhân quyền, nhà nước pháp trị, đối thoại, hợp tác, lợi nhuận, môi trường và liên đới. Những giá trị này không phải của riêng người phương Tây mà vốn đã hiện diện trong mọi xã hội và trong mọi nền văn minh. Ưu điểm của các nước phương Tây là họ đã biết đề cao và phát huy triệt để một phần lớn trong số các giá trị này để lấy làm nền tảng cho xã hội. Nhờ vậy họ đã có được sức mạnh và sự phồn vinh. Tiếp xúc với các nước phương Tây,

Dự án chính trị - V. Chế độ chính trị

Dự án chính trị - V. Chế độ chính trị

V. Chế độ chính trị cho một nước Việt Nam dân chủ đa nguyên

Việc chọn lựa một chế độ chính trị không thể là một chọn lựa thuần túy lý thuyết, càng không thể là sự sao chép một khuôn mẫu sẵn có đã thành công tại một quốc gia khác, dù chúng ta trân trọng tới đâu kinh nghiệm của các dân tộc trong cuộc hành trình tới dân chủ và phồn vinh. 

Chúng ta chọn lựa một chế độ chính tri đáp ứng sáu yêu cầu cơ bản của đất nước : 
- xây dựng dân chủ, 
- thực hiện hòa giải và hòa hợp dân tộc, 
- phát triển đất nước, 
- giảm thiểu chênh lệch giữa các vùng, 
- thỏa mãn những khát vọng chính đáng của các cộng đồng sắc tộc và tôn giáo, 
- và thực hiện thống nhất đất nước thực sự. 

Dưới ánh sáng của sáu yêu cầu cơ bản đó chúng ta chọn một chế độ chính trị dân chủ đại nghị và tản quyền. 

Dự án chính trị - VI. Chấm dứt độc tài

Dự án chính trị - VI. Chấm dứt độc tài

VI. Chấm đứt độc tài và thiết lập dân chủ đa nguyên

Vấn đề trọng đại trước mắt của chúng ta là chấm dứt chế độ độc tài đảng trị trong thời gian ngắn nhất và trong những điều kiện tốt đẹp nhất. Chúng ta đã quá chậm trễ so với thế giới và không còn thời giờ để phí phạm. Chúng ta không thể chấp nhận một tình trạng hỗn loạn hậu cộng sản. 

Trong thế giới của hòa bình, đối thoại và hợp tác hiện nay, mọi giải pháp dùng tới bạo lực đều không tranh thủ được sự ủng hộ của thế giới. Đất nước Việt Nam cũng đã chịu quá nhiều đổ vỡ và người Việt Nam cũng đã quá chán chường và mệt mỏi để có thể chấp nhận một cuộc nội chiến mới. Những diễn biến gần đây trên thế giới cũng đã chứng tỏ rằng đấu tranh bất bạo động có khả năng đánh đổ các chế độ độc tài, ngay cả các chế độ độc tài cộng sản được tổ chức thật tinh vi. Đấu tranh bất bạo động là giải pháp ngắn nhất và tốt đẹp nhất để đưa tự do dân chủ đến thắng lợi. Đó là phương thức mà chúng ta phải chọn. 

Nét đậm nhất của đất nước hiện nay là tuyệt đại đa số người Việt Nam đã đồng ý rằng chế độ độc tài đảng trị là một tai họa, kể cả đại bộ phận những người đã đóng góp tạo dựng ra nó. Cuộc đấu tranh để thiết lập dân chủ đa nguyên vì vậy có thể qui tụ, và phải qui tụ, mọi người thuộc mọi quá khứ chính trị.

Dự án chính trị - VII. Chuyển tiếp thành công về dân chủ

Dự án chính trị - VII. Chuyển tiếp thành công về dân chủ

VII. Chuyển tiếp thành công về dân chủ

1. Bài toán chuyển tiếp 


Sau khi chế độ độc tài đảng trị chấm dứt chúng ta sẽ trải qua một giai đoạn chuyển tiếp cực kỳ khó khăn. Trong một khoảng thời gian chừng năm năm, chúng ta sẽ phải làm những cố gắng rất phi thường để vượt qua những thử thách vô cùng cam go, trước khi đất nước có thể trở thành một quốc gia bình thường và hội nhập thực sự vào cộng đồng quốc tế. 

Chúng ta sẽ phải chuyển đổi từ một hệ thống nhất nguyên, tập trung, chuyên quyền sang một chế độ đa nguyên, tản quyền và phân quyền. 

Chúng ta sẽ phải thay thế một kinh tế hoạch định đặt nền tảng trên các xí nghiệp quốc doanh bằng một kinh tế thị trường lấy các xí nghiệp tư làm sức mạnh. 

Chúng ta sẽ phải biến một guồng máy nhà nước quan liêu, bàn giấy, công cụ của một đảng thành một nhà nước hữu hiệu, trách nhiệm, lành mạnh, phục vụ cho công ích. 

Dự án chính trị - VIII. Vì đất nước hôm nay và ngày mai


Dự án chính trị - VIII. Vì đất nước hôm nay và ngày mai

VIII. Vì đất nước hôm nay và ngày mai: chung một giấc mơ Việt Nam

Nước Việt Nam có khả năng trở thành một cường quốc và nhất định sẽ là một nước lớn và giàu mạnh nếu chúng ta động viên được mọi trái tim Việt Nam, mọi khối óc Việt Nam, mọi bàn tay Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng tương lai chung. 

Bài học lớn nhất của nửa sau thế kỷ hai mươi này là một dân tộc muốn vươn lên chỉ cần hai yếu tố : những con người cần mẫn và đồng thuận dân tộc. Chúng ta là một dân tộc đông đảo, con người của ta thông minh và cần mẫn, địa lý của ta thuận lợi, chúng ta lại đang tiến tới đồng thuận dân tộc. Chúng ta có quyền lấy một lạc quan lịch sử làm hành trang cho cuộc hành trình về tương lai.

Chúng ta cũng có quyền lạc quan vì cuộc đấu tranh của ta trong sáng, đó là cuộc đấu tranh để đẩy lui sự tồi dở và sự gian trá, để tôn vinh mọi người, tôn vinh quyền làm người và quyền được hưởng hạnh phúc như một dân tộc lớn mà dân tộc ta rất xứng đáng để có. 

Bắt đầu một khúc quanh chính trị (Tổ Quốc) (TQ 181)

“…Chế độ CSVN từ trước vẫn cố nuốt nhục để hy vọng dựa vào Trung Quốc mà tồn tại, thực tế chứng tỏ chỗ dựa đó chỉ là một vách giấy. Chế độ sẽ không thể tiếp tục như từ trước đến nay. Đất nước sắp thay đổi…”
 Những cuộc biểu tình chống việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam ngày chủ nhật 11-5 vừa qua đã chỉ tập hợp một số người khiêm tốn, ở rất xa mức độ cần thiết để cảnh cáo chính quyền Bắc Kinh hay để lôi kéo sự chú ý của thế giới.
Theo những ước lượng lạc quan đã chỉ có khoảng 1000 người biểu tình tại Hà Nội và 2000 người tại Sài Gòn, quá ít tại hai thành phố với sáu và bảy triệu dân. Không chỉ ít mà còn rời rạc và lộn xộn. Các khẩu hiệu và biểu ngữ không mạnh mẽ và thiếu tập trung; phần lớn các biểu ngữ là những tờ giấy cầm tay, những tiếng hô đều chỉ là những tiếng hô cá nhân hay của một số ít người; sự thiếu tổ chức và phương tiện quá rõ ràng. Đã thế một tỷ lệ không nhỏ của những người có mặt trong những cuộc biểu tình này lại là những người được chính quyền và đảng cộng sản điều động tới để ngăn ngừa không cho cuộc biểu tình đạt tới khí thế mong muốn.